Xây dựng quiz content hiệu quả trong một chiến dịch marketing chỉ với 5 bước cực đơn giản!
Nếu bạn đang tìm một phương thức mới để tăng tương tác khách hàng, thu thập email và thúc đẩy doanh số thì Quiz Content chính là “bí thuật” cực hay ho và hiệu quả.
Quiz Content có thể là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Nhưng trên thế giới, các nhãn hàng nổi tiếng như Sephora, Airnb hay Lululemon đều đã ứng dụng định dạng nội dung này trong một thời gian dài.
Thậm chí trong năm 2017, Sephora đã chạy một chiến dịch marketing qua email để giới thiệu sản phẩm bằng Quiz – sau khi đã được tối ưu trên điện thoại. Mục đích của bài Quiz là giúp nhãn hàng đưa ra các giải pháp chăm sóc da phù hợp với từng khách hàng cá nhân.
Hiện nay, Sephora đã phát triển một trang Quizzes & Buy Guides dành riêng cho định dạng Quiz này. Quizzes & Buy Guides hiển thị câu hỏi về nhiều thể loại khác nhau như chăm sóc da, chăm sóc môi hay mascara. Khách hàng có thể thông qua Quiz để nhận được đề xuất về những dòng mỹ phẩm phù hợp.
Vậy Quiz Content là gì? Nó mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp? Và làm thế nào để dân Content có thể tận dụng hình thức này trong chiến lược marketing của mình? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Quiz Content là gì?
Quiz Content là định dạng content sử dụng các câu đố nhằm mục đích tiếp thị nào đó, chẳng hạn như thu thập feedback khách hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc thu hút khách hàng tiềm năng.
Bạn có thể bắt gặp Quiz Content dưới hình thức test tính cách hoặc lối sống như hình dưới:
Nguồn: Encircled
Khi click vào nút Take The Quiz, bạn sẽ nhìn thấy những câu hỏi như này:
Nguồn: Encircled
Tại sao nên sử dụng Quiz Content trên website?
Thu thập dữ liệu khách hàng
Hãy mời những vị khách ghé thăm website của bạn làm một bài Quiz đơn giản bằng những câu hỏi gần gũi và thân thiện như “Bạn đang tìm kiếm điều gì vậy?” “Bạn có cần giúp đỡ không?” hay “Bạn đang nghĩ gì vậy?”.
Khi những vị khách này làm bài kiểm tra, họ sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn một cách chủ động và có chủ đích. Nói cách khác, bạn đã thành công thu thập dữ liệu của bên không (zero-party data) – là dữ liệu khách hàng chủ động chia sẻ với doanh nghiệp, bao gồm dữ liệu preference center (email), ý định mua hàng, hoàn cảnh cá nhân và cách một khách hàng muốn doanh nghiệp nhận ra mình.
Trong marketing, dữ liệu của bên không rất có giá trị vì các marketer có thể phân tích để khám phá điểm đau của khách hàng (painpoint) và lên chiến lược marketing cho nhóm khách hàng này.
Bạn cũng có thể hướng sản phẩm theo mong muốn của khách hàng, thậm chí là thúc đẩy doanh thu. Ngoài ra, dữ liệu của bên không cũng được marketer sử dụng để xây dựng ý tưởng cho sản phẩm mới.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao khách hàng sẵn sàng làm bài Quiz?
Có hai lý do chính.
Thứ nhất, các bài Quiz mang lại cho khách hàng cảm giác vui vẻ, thách thức và ngạc nhiên. Chúng kích thích sự tò mò và khao khát chiến thắng của mỗi người. Tương tự như trường hợp của BuzzFeed: “Làm bài test này nếu bạn thực sự yêu BTS”. Nếu khách hàng là fan của nhóm nhạc này, họ sẽ muốn làm bài test. Hoặc “Tôi sẽ hỏi bạn 40 câu này – sau đó tôi sẽ đoán chính xác nơi bạn đang sống”. Chắc chắc rằng nếu bỏ qua, khách hàng sẽ luôn nghĩ về bài Quiz này cho đến khi tham gia và biết kết quả.
Thứ hai, Quiz giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm sản phẩm. Thử tưởng tượng một khách hàng ghé thăm website để tìm kiếm một sản phẩm skincare, nhưng họ không biết loại nào mới hợp với da. Trong trường hợp này, khi bạn mời họ tham gia một bài Quiz “Bạn nên chọn mỹ phẩm skincare nào?”, họ sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ từ bạn.
Dưới đây là một ví dụ điển hình từ tạp chí Allure:
Nguồn: Allure
Thứ ba, khi bạn xây dựng một bài quiz, bạn bày tỏ mong muốn lắng nghe và giúp đỡ các vấn đề của khách hàng hơn là yêu cầu một điều gì đó từ họ. Vì vậy, họ không cảm thấy bị làm phiền giống như khi popup hiện lên.
Thu thập danh sách email
Các bài Quiz thuộc dạng content tương tác. Theo Forrester, người làm marketing cho doanh nghiệp B2B sử dụng nội dung tương tác để thu hút khách hàng tiềm năng, ưu tiên khách hàng tiềm năng và phân phối SQLs (khách hàng tiềm năng có đủ điều kiện để bán hàng cho họ). Khoảng 44% marketer tham dự hội thảo trên web của Forrester đã áp dụng chiến lược này.
Theo đó, có hai cách để bạn phát triển danh sách email bằng Quiz.
Đầu tiên, bạn yêu cầu người đọc nhập địa chỉ email của họ để truy cập vào bài Quiz như ví dụ bên dưới:
Nguồn: Sarah Humphreys
Ở bước này này, bạn cần đảm bảo nội dung đủ hấp dẫn để khiến khách hàng vui vẻ điền email trước khi tham gia Quiz.
Ngoài ra, bạn có thể mời khách hàng làm bài Quiz và khi họ hoàn thành, hãy hiển thị biểu mẫu điền email để nhận kết quả. Dưới đây là một ví dụ từ East Meets Dress:
Nguồn: East Meets Dress
Nhiều nhãn hàng thường để ô “Nhập địa chỉ email để nhận kết quả” là tùy chọn. Nhưng bạn có thể chạy test để tìm ra chiến thuật nào phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Đề xuất các sản phẩm cá nhân hóa và thúc đẩy doanh số bán hàng
Tiếp tục với trường hợp ứng dụng Quiz Content của East Meets Dress. Sau khi điền địa chỉ email, nhãn hàng sẽ hiển thị hai đề xuất dưới đây:
Nguồn: East Meets Dress
Những đề xuất này được thực hiện dựa trên các câu trả lời của khách hàng. Có nghĩa là nhãn hàng đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đây không phải là những gợi ý ngẫu nhiên, mà là cá nhân hóa từng người.
Đó là lý do tại sao Quiz Content có thể giúp bạn cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Khi khách hàng được giúp đỡ để tìm đúng sản phẩm mình cần, họ sẽ thích thú hơn khi mua sắm.
Có một số thống kê thú vị như này:
– BeautyBia ghi nhận tỷ lệ tương tác với khách hàng lên tới 7.7% từ trang kết quả Quiz.
– Khoảng 62% khách hàng đồng ý về tầm quan trọng của việc nhãn hàng cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng của họ, bất kể là hình thức online hay offline.
– 48% marketer Hoa Kỳ báo cáo về việc cá nhân hóa trên webiste hay ứng dụng của họ đã làm tăng doanh thu lên tới hơn 10%
– Hơn 50% người mua đánh giá về sự hữu ích của Quiz khi các nhà bán hiển thị sản phẩm mà họ đang tìm kiếm và cải thiện trải nghiệm mua sắm.
Tips ứng dụng Quiz Content hiệu quả trong chiến lược Marketing
1. Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng tiềm năng
Để tạo được 1 câu hỏi hiệu quả, trước tiên, bạn cần xác định mục tiêu và khách hàng tiềm năng của mình.
Như đã kể trên, Quiz Content có được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như: tăng tương tác, tạo khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm, thu thập phản hồi khách hàng,… Mục tiêu của bạn sẽ liên quan đến những câu hỏi bạn đưa vào bài Quiz.
Tương tự, hiểu được khách hàng tiềm năng của mình là ai sẽ giúp bạn hỏi đúng câu hỏi và sử dụng đúng ngôn ngữ để kết nối với họ.
2. Chọn công cụ làm Quiz Content
Bạn có thể tham khảo hai công cụ tạo Quiz dưới đây:
– Typeform: Là công cụ hoàn hảo để bạn thiết kế những biểu mẫu và mẫu khảo sát đẹp mắt.
– Interact quiz maker: Là công cụ thay thế cho Typeform và là lựa chọn tuyệt vời để tạo bộ câu hỏi về tính cách (personality quizzes), bộ câu hỏi tính điểm (scored quizzes) và bộ câu hỏi đánh giá (assessment quizzes).
3. Viết bộ câu hỏi Quiz
Số lượng câu hỏi trong một bài Quiz thường từ 5 đến 10 câu.
Khi viết câu hỏi Quiz, hãy đặt bản thân vào tình huống của khách hàng và nghĩ về những gì họ muốn biết và vấn đề của họ là gì. Những câu hỏi nào mà khách hàng muốn trả lời?. Từ ngữ khách hàng sử dụng khi hỏi những câu hỏi đó?. Hãy nói chuyện với khách hàng để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của họ.
Dựa vào chủ đề bạn viết, câu hỏi và các lựa chọn trả lời có thể chứng minh rằng bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này hay không. Nếu bạn không cung cấp thông tin chính xác và minh bạch, khách hàng đương nhiên sẽ không tin tưởng bạn. Dưới đây là một ví dụ:
Nguồn: Slim By Nature
Tips hữu ích: Bạn có thể bắt đầu xây dựng Quiz với những câu hỏi với ai, cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, có phải không. Và cũng sử dụng “bạn” trong câu hỏi để kết nối với độc giả.
4. Sử dụng “Visual” để Quiz trông bắt mắt hơn
Sử dụng “Visual” là cách tuyệt vời để kết nối độc giả nhanh hơn, hiệu quả hơn và cảm xúc hơn. Do đó, hãy cân nhắc đến việc sử dụng hình ảnh, gif hoặc video trong bài Quiz của bạn.
Công cụ như Interact cho phép bạn sử dụng hình ảnh cho bìa Quiz, câu hỏi Quiz, tùy chọn câu trả lời và thêm logo vào trong Quiz. Bạn cũng có thể thêm “visual” ở trang kết quả Quiz.
Nguồn: Tealeaves
5. Chia sẻ bài Quiz của bạn
Sau khi tạo xong Quiz, hãy chia sẻ nó trong cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội hoặc gửi nó qua email. Ví dụ, Amy Porterfield đã gửi mail bài quiz của cô ấy cho những subcriber của mình.
Image by the author
Bạn cũng nên thêm bài Quiz vào website, email popup hoặc thanh công cụ bar để khách truy cập biết về quiz và thực hiện nó. Một ý tưởng khác để quảng cáo bài quiz là tạo một tab riêng trên menu tiêu đề như Three Ships Beauty dưới đây:
Kết luận
Quiz Content không còn chỉ nhằm mục đích hài hước nữa. Ngày nay, chúng đã trở thành vũ khí bí mật để tăng khách hàng và doanh số cho nhiều nhãn hàng trên thế giới. Hãy tạo một Quiz ngay hôm nay và chạy thử nghiệm để nhận thấy hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp của bạn nhé.